So sánh Aptomat và Contactor

Hiện nay có rất nhiều dòng sản phẩm mang nhiều tính năng tốt, giá thành phải chăng lại rất dễ dàng trong vấn đề lắp đặt sử dụng. Aptomat và Contactor với khả năng ưu việt của mình không chỉ đáp ứng được việc sử dụng điện một cách an toàn của người tiêu dùng mà còn cho mọi người thấy được các điểm mạnh khác của chúng. Bài viết hôm nay sẽ cho các bạn hiểu được hai loại thiết bị này có điểm gì giống và khác nhau qua đặc điểm, cấu tạo và chính công dụng của chúng để bạn có thể chọn lựa lắp đặt sử dụng tốt hơn.

APTOMAT VÀ CONTACTOR CÓ ĐIỂM GÌ GIỐNG VÀ KHÁC NHAU

 

1. Khái niệm Aptomat và Contactor

Aptomat có một tên gọi khác được các kĩ thuật viên gọi đó chính là thiết bị đóng cắt tự động. Tên tiếng Anh của loại này là Circuit Breaker với một tên gọi tắt là CB, đây là những thuật ngữ riêng mà những ai am hiểu về chúng mới có thể gọi như vậy. Aptomat có chức năng rất tốt là có thể bảo vệ được sự ngắn mạch hay quá tải trong hệ thống điện. Bởi chức năng đó mà các thiết bị liên kết với thiết bị này có thể an toàn khi sử dụng, dòng điện chính đi qua thiết bị khi xảy ra vấn đề gì thì thiết bị nhanh chóng phát hiện và ngăn chặn ngay không làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các thiết bị liên kết. Một số loại aptomat hiện nay mang tính hiện đại hơn có thêm khả năng rất ưu việt là bảo vệ sự chống dòng rò hay các aptomat chống giật tốt. Cho dù chúng có nhiều tên gọi khác nhau nhưng chức năng vẫn không hề thay đổi vẫn luôn đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng và luôn là thiết bị được nhiều nhà doanh nghiệp mang vào ứng dụng cho các công trình của mình.

Contactor được xem là một thiết bị rất quan trọng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp, là một khí cụ điện liên kết với nhiều cụ điện khác trong đó có aptomat nhưng loại thiết bị này có khả năng ưu việt hơn vì có thể điều khiển việc đóng cắt của các thiết bị điện từ xa bằng những thao tác đơn gian bằng tay hay là tự động. Contactor có một ưu điểm lớn đó chính là có khả năng tự động dập hồ quang, những linh kiện kết nối bên trong rất chặt chẽ cho dòng điện chính đi qua các tiếp điểm rồi sau đó đóng ngắt thiết bị theo tốc độ nhanh từ 1500 lần/ giờ. Chính vì lẻ đó mà thiết bị contactor cũng được đánh giá cao và luôn nằm trong sự chú ý và quan tâm của các nhà doanh nghiệp lớn nhỏ trên mọi lĩnh vực nhằm đưa chúng vào sử dụng làm cho việc đóng cắt các trang thiết bị điện khác tốt hơn, tiết kiệm được nhiều thời gian cho người sử dụng và đồng thời an toàn đối với người dùng tuyệt đối nên cho thấy được chúng đóng một vai trò hết sức quan trọng.

2. Đặc điểm cấu tạo của aptomat và contactor

a. Cấu tạo của aptomat

Aptomat là một thiết bị CB hay MCB, MCCB thường được chế tạo có 2 đến 3 tiếp điểm mang tính năng cho dòng điện đi qua từ tiếp điểm chính, phụ và hồ quang hỗ trợ lẫn nhau làm cho aptomat thực hiện đúng chức năng của mình.

Cấu tạo của aptomat

- Bộ tiếp điểm là bộ phận đầu tiên giúp cho aptomat đóng mạch các tiếp điểm ở hồ quang sẽ đóng trước rồi lần lượt đến tiếp điểm phụ sau đó là tiếp điểm chính. Nhưng khi cho chúng làm nhiệm vụ cắt mạch thì hoàn toàn ngược lại với việc đóng mạch như cho tiếp điểm chính mở đầu tiên rồi đến tiếp điểm phụ, sau cùng là tiếp điểm hồ quang. Ngoài ra cần phải dùng thêm tiếp điểm phụ để hỗ trợ không cho hồ quang cháy lan làm hư hại các tiếp điểm chính còn lại. Chính vì thế mà hồ quang chỉ cháy trên những tiếp điểm nào có chứa hồ quang nên khi có sự bảo vệ của tiếp điểm phụ thì các tiếp điểm chính không bị ảnh hưởng hay có vấn đề gì cả. Tiếp điểm chính nhằm mục đích truyền dẫn điện năng tốt hơn và khi có xảy ra sự cố ngắn mạch cũng kịp thời ngăn chặn không làm cho hệ thống bên trong aptomat hư hỏng mà thay vào đó là luôn hoạt động tốt hơn và biết cách dừng hệ thống khi có vấn đề nên aptomat được đánh giá rất cao.

- Hộp dập hồ quang là bộ phận tiếp theo giúp cho aptomat có thể dập hồ quang khi đang có dòng điện đi qua. Thường muốn dập hồ quang cần phải dựa vào hai thiết bị dập chính là dập kiểu nửa kín và kiểu hở. Với kiểu nửa kín thì đặt trong lớp vỏ của CB có lỗ để thoát khí nhưng dòng điện cho đi qua và cắt không quá 50KA. Kiểu hở thì dùng trong việc giới hạn dòng điện mức cắt lớn hơn từ 50KA trở lên hoặc là mang điện áp lớn.

- Cơ cấu truyền động cắt của aptomat thường dựa vào hai thao tác chính đó là bằng tay hay bằng cơ điện. Với việc điều khiển bằng tay giúp aptomat hoạt động tốt nhưng hoạt động trong dòng điện không lớn hơn 600A. Khi điều khiển bằng điện từ thì ứng dụng được nhiều hơn bởi dòng điện cho qua lớn hơn 1000A. Nhằm cho bộ phận này phát huy hết khả năng của mình thì dùng theo nguyên lý đòn bẩy người dùng sẽ sử dụng hiệu quả hơn.

- Bộ phận cuối cùng là móc bảo vệ khi có sự cố xảy ra thì bộ phận này hoạt động và ngăn chặn kịp thời chia ra làm hai móc bảo vệ chính là móc bảo vệ dòng cực đại và móc bảo vệ sụt áp.

Móc bảo vệ dòng cực đại bảo vệ các thiết bị điện tránh khỏi sự quá tải nên trong aptomat cần có móc bảo vệ kiểu rơ le nhiệt hay móc bảo vệ thấp áp thực hiện chức năng ngăn sự cố xảy ra.

Móc bảo vệ kiểu rơ le nhiệt có kết cấu đơn giản nhưng có nhiệt độ làm việc cao vì bên trong có phần tử nung nóng mắc nối tiếp với các mạch chính, sau đó cho tấm kim loại giản nở rồi ngắt tiếp điểm cho dòng điện sang thiết bị lớn hơn. Vì vậy mà chúng mang một nhược điểm lớn là quán tính nhiệt quá lớn.

Móc bảo vệ thấp áp cho cuộn hút mắc song song với mạch điện chính nên khi mà phát hiện điện áp thấp thì lực hút của cuộn hút sẽ giảm mạnh.

Móc bảo vệ sút áp thì dùng theo kiểu điện từ cũng có cuộn dây mắc song song với dòng điện chính nhưng cuộn dây có tiết điện nhỏ phải chịu một lực của điện áp nguồn nên luôn có mặt trong aptomat để giúp cho thiết bị hoạt động tốt hơn.

b. Cấu tạo Contactor

Contactor có đến 3 bộ phận chính.

- Bộ phận đầu tiên có chứa nhiều tiếp điểm như tiếp điểm nguồn lực, tiếp điểm phụ hay một vài tiếp điểm khác chủ yếu hỗ trợ lẫn nhau khi cho dòng điện đi qua giúp cho contactor thực hiện đúng nhiệm vụ của mình và hoạt động tốt hơn khi bên trong có các tiếp điểm.

- Bộ phận tiếp theo là nam châm điện hoặc là cuộn dây quấn quanh lõi kim loại để giúp truyền dẫn điện năng tốt hơn, luôn giúp cho các tiếp điểm nhận dòng điện rồi đi đến bộ phận này sẽ tạo ra một lực phù hợp để đóng tiếp điểm lại.

- Bộ phận cuối cùng là vỏ bọc thường làm từ chất liệu cách điện như Bakelite hoặc là Nylon 6, thông thường vỏ bọc giúp bảo vệ nam châm điện và các tiếp điểm. Ngoài ra lớp vỏ còn được nhà sản xuất làm thêm chất liệu làm từ nhựa chịu nhiệt nên sẽ bảo vệ tốt các linh kiện bên trong và đồng thời giúp cách điện tốt. Nhờ điều này mà người sử dụng khi tiếp xúc với thiết bị sẽ không bị giật điện.

Cấu tạo của contactor

Qua phần cấu tạo này chắc chắn các bạn hiểu rõ hơn về hai thiết bị này rồi nên việc chọn lựa sử dụng trong công việc của mình cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nên tôi mong rằng ở điểm giống và khác mà tôi đã nói ở trên sẽ giúp cho bạn có thể sử dụng hai thiết bị này tốt hơn.

3. Công dụng của aptomat và contactor

- Công dụng của aptomat thường là ngăn chặn kịp thời sự cố xảy ra khi dòng điện có vần đề đi qua các tiếp điểm của thiết bị và cũng vì như thế mà thiết bị mới ngăn không cho dòng điện này sang các thiết bị khác bởi quá tải làm cho thiết bị khác có thể hư hỏng hoặc lớn hơn nữa là gây ra cháy nổ nên nhờ thiết kế chắc chắn của chúng và chức năng tuyệt vời mà chúng đang mang mà có thể giúp cho người sử dụng cảm thấy an toàn hơn khi sử dụng. Việc lắp đặt thiết bị này cũng rất dễ dàng nên khiến cho người sử dụng không tiêu tốn quá nhiều chi phí thậm chí là có thể tiết kiệm điện năng nên chúng là loại thiết bị được sử dụng nhiều và đạt hiệu quả cao khi làm việc trong môi trường khắt nghiệt.

- Công dụng của contactor là có thể điều khiển việc đóng mở của các thiết bị điện kết nối với chúng, đặc biệt là có thể cung cấp nguồn cho các thiết bị có công suất lớn để cho các thiết bị này có thể hoạt động tốt nhằm đáp ứng được mục đích sử dụng của người dùng.     

4. Ứng dụng của aptomat và contactor

- Ứng dụng giống nhau giữa aptomat và contactor: Thường hai loại thiết bị đều đưa vào ứng dụng trong môi trường có nhiệt độ cao, các lĩnh vực công nghiệp lớn nhỏ khác nhau như trong nhà máy, xí nghiệp hay các cơ sở sản xuất theo quy mô công nghiệp,...

Ứng dụng của aptomat

- Khác nhau: Mỗi loại thể hiện chức năng riêng biệt của mình như aptomat khi đưa vào môi trường làm việc cao thì cho dòng điện đi qua dễ dàng hơn và khi phát hiện có vấn đề xảy ra thì mau chóng ngăn chặn không làm cho các thiết bị liên kết bị hư hỏng dẫn đến cháy nổ hay trì trệ công việc của người sử dụng. Còn với contactor thì chúng hoạt động liên tục trong nhiều giờ rất tốt có khả năng đóng ngắt các thiết bị kết nối mà không cần đến sự tác động nào cả người dùng chỉ cần điều khiển từ xa thì chúng đóng mở thiết bị ngay làm người dùng tiết kiệm nhiều thời gian hơn, cũng nhờ vậy mà năng suất lao động giảm mạnh mà thay vào đó là máy móc làm việc giúp tăng năng suất cao hơn trong môi trường công nghiệp này.

Ứng dụng của Contactor

 

=> Qua phần ứng dụng này cho thấy được điểm giống nhau của cả hai là làm việc tốt còn khác nhau đó là chức năng mà chúng đang mang. Nhưng nói chung quy lại thì cả hai đều hoạt động rất tốt và đáp ứng được nhu cầu sử dụng của mọi người.

5. Giá thành và tuổi thọ của Aptomat và contactor

Mỗi thiết bị có công suất và kích thước khác nhau sẽ có giá thành tương ứng với chúng. Các công ty phân phối cũng sẽ có các chính sách riêng để cho khách hàng có thể mua được loại thiết bị mà khách ưng ý nhất với giá thành vô cùng phải chăng. Ngoài ra còn có các chính sách hợp lý hơn để người dùng cảm thấy an tâm hơn khi sử dụng chúng. Những ai am hiểu và sử dụng qua hai thiết bị aptomat và contactor rồi sẽ biết được chúng giữ chức năng, nhiệm vụ như thế nào nên lắp đặt cũng dễ dàng hơn và sẽ không phát sinh vấn đề tiêu tốn chi phí lắp đặt. Nhiều người cho rằng giá thành của thiết bị càng thấp thì chất lượng thiết bị không được đảm bảo đó là một nhận định sai vì thiết bị sẽ có các ưu đãi đặc biệt do chính công ty phân phối phụ trách nhằm đem lại sự tiện lợi hơn cho người sử dụng, thiết bị phải đạt chuẩn mới đem ra thị trường nên các bạn an tâm vấn đề đó.

 


enlightenedenlightenedenlightened Tham khảo giá tại đây: Bảng giá thiết bị điện LS


 

- Đi đến phần tuổi thọ thì đầu tiên sang tuổi thọ của aptomat trước và thiết bị này có tuổi thọ cũng khá cao từ 12 tháng đến 24 tháng, muốn sử dụng tốt hơn bạn cần phải kiểm tra thường xuyên thiết bị nhằm điều chỉnh cho thiết bị hoạt động tốt hơn đem lại sự an toàn cho người sử dụng hơn. Nói đến tuổi thọ của contactor thì loại thiết bị này tuổi thọ cũng không khác gì mấy aptomat vì cũng từ 12 tháng trở lên nhưng nếu để sử dụng thiết bị này được tốt hơn bạn cần phải bảo dưỡng định kì để cho thiết bị có thể hoạt động tốt nhất không làm trì trệ công việc của bạn. Hai loại này thường được lắp đặt gần nhau hoặc có thể liên kết các thiết bị điện khác được đặt trong tủ điện mang tính năng hổ trợ và giúp cho các thiết bị điện khác hoạt động tốt hơn. Vì thế khi đưa chúng vào sử dụng với công suất làm việc trong môi trường nhiệt độ cao rất dễ bị ảnh hưởng và làm hỏng thiết bị nên bạn cần phải luôn kiểm tra thiết bị là vậy. Chính vì vậy mà cần thiết bị có tuổi thọ cao mà để có tuổi thọ cao phải dựa vào mức độ sử dụng của bạn và cách bạn bảo dưỡng thiết bị ra sao nữa.

=> Như vậy qua phần này cho chúng ta thấy được giá thành của hai thiết bị này cũng khác nhau rất nhiều nhưng phần tuổi thọ thì khác vì để sử dụng cho thiết bị tốt nhất phải cần quan tâm chúng nhiều hơn, vệ sinh đúng cách, bảo dưỡng đúng thời hạn để cho chúng hoạt động tốt hơn và tuổi thọ sẽ tăng cao hơn giúp cho công việc của bạn đạt hiệu quả tốt.

6. Mua aptomat và contactor chính hãng ở đâu

Để có thể mua được loại aptomat và contactor chính hãng thì bạn cần tìm đến Công ty TNHH Thiết Bị Công Nghiệp Nghĩa Đạt. Tại nơi đây chuyên phân phối và cung cấp các trang thiết bị hiện đại làm theo công nghệ cao luôn đạt chuẩn mà các tổ chức thế giới đề ra. Ngoài ra công ty còn có các chính sách bảo hành thiết bị vô cùng hợp lý làm cho quý khách hàng an tâm hơn khi mua sản phẩm của công ty sử dụng. Vì vậy công ty Nghĩa Đạt sẽ là nơi chọn lựa hợp lý nhất bởi chất lượng sản phẩm được đảm bảo mà còn có thái độ phục vụ hỗ trợ tốt giúp cho các bạn có thể mua được loại thiết bị ưng ý nhất.

NGHIA DAT TECH

CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP NGHĨA ĐẠT

Địa chỉ: 41F/5A Đặng Thuỳ Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Hotline: (028) 668 21 468 - Email: nghiadatco@gmail.com

0913 98 08 48 (Mr.Vũ)

0931 11 55 18 (Ms. My)

0931 77 8871 (Ms. Trang)

0931 77 88 30 (Ms. Dung)

0937 88 41 45 (Ms. Ngân)

Bình luận (0)

Gửi bình luận của bạn

Captcha
Scroll