Aptomat (hay còn gọi là CB, cầu dao tự động) là loại thiết bị bảo vệ điện vô cùng quan trọng có chức năng bảo vệ quá tải, ngắn mạch hay sụt áp của mạch điện. Sử dụng Aptomat sẽ giúp phòng ngừa các sự cố do điện gây ra (chập điện, cháy nổ , hỏa hoạn ,…) và bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng điện. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại Aptomat và tùy theo mục đích sử dụng và đặc điểm của hệ thống điện mà lựa chọn loại Aptomat cho phù hợp.Một số loại aptomat được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là MCCB, RCCB, ELCB, RCD. Để hiểu rõ hơn về từng loại thiết bị aptomat này và cách chọn lựa đúng loại thiết bị cho từng hệ thống điện thì bạn hãy đọc kỹ bài viết sau đây nhé.
Nội dung bài viết [Hiện]
2. Các yêu cầu cơ bản của một thiết bị Aptomat
3. Các loại Aptomat trên thị trường hiện nay (CB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, RCD ,…)
4. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của các thiết bị MCB và MCCB
Nguyên lý hoạt động của các thiết bị MCB và MCCB
5. Kinh nghiệm chọn mua CB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, RCD ?
Chất lượng và thương hiệu sản phẩm
6. Các thương hiệu CB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, RCD nổi tiếng hiện nay
CB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, RCD của hãng Schneider
CB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, RCD của hãng Panasonic
TÌM HIỂU CÁC LOẠI CB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, RCD TRÊN THỊ TRƯỜNG HIỆN NAY
Aptomat (hay còn gọi là CB, cầu dao tự động) là loại thiết bị bảo vệ điện vô cùng quan trọng có chức năng bảo vệ quá tải, ngắn mạch hay sụt áp của mạch điện. Sử dụng Aptomat sẽ giúp phòng ngừa các sự cố do điện gây ra (chập điện, cháy nổ , hỏa hoạn ,…) và bảo vệ sự an toàn cho người sử dụng điện. Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại Aptomat và tùy theo mục đích sử dụng và đặc điểm của hệ thống điện mà lựa chọn loại Aptomat cho phù hợp.Một số loại aptomat được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là MCCB, RCCB, ELCB, RCD. Để hiểu rõ hơn về từng loại thiết bị aptomat này và cách chọn lựa đúng loại thiết bị cho từng hệ thống điện thì bạn hãy đọc kỹ bài viết sau đây nhé.
Trong cuộc sống, chúng ta thường nghe tới những cái tên như CB, MCCB, RCCB, RCBO, ELCB hay RCD khá nhiều nhưng chắc hẳn không phải ai cũng biết chúng là gì. Thật ra chúng là những thiết bị bảo vệ điện có công dụng đóng ngắt mạch điện, được gọi chung là Aptomat. Để hiểu rõ được đặc điểm và chức năng của từng loại Aptomat trên, trước hết chúng ta cần phải nắm được khái niệm Aptomat là gì.
Aptomat là các khí cụ điện có công dụng đóng ngắt mạch điện (1 pha, 3 pha) nhằm bảo vệ hệ thống điện tránh các hiện tượng quá tải, ngắn mạch, sụt áp ,... Đây là loại thiết bị bảo vệ điện được sử dụng phổ biến và rộng rãi nhất hiện nay. Ngoài cụm từ Aptomat (tiếng Liên Xô), chúng ta còn có thể nghe thấy những cái tên khác như là CB (viết tắt của cụm từ tiếng Anh Circuit breaker) hoặc Disjonteur (tiếng Pháp) đều được dùng để chỉ loại thiết bị đóng ngắt mạch điện này. Ở Việt Nam, CB là cái tên được sử dụng nhiều nhất, tiếp đến là Aptomat.
Aptomat
Để có thể đóng cắt mạch điện một cách nhanh chóng và chính xác nhất khi xảy ra sự cố điện, một thiết bị Aptomat cần đảm bảo các yêu cầu sau:
Như đã đề cập ở trên, CB (được viết tắt từ Circuit Breaker) hay còn gọi là cầu dao tự động hoặc Aptomat, là từ được dùng để chỉ tất cả các loại khí cụ điện được dùng để đóng ngắt mạch điện nhằm bảo vệ mạng lưới điện khỏi các hiện tượng quá tải, ngắn mạch, sụt áp ,… của mạch điện.
Circuit Breaker
MCB (viết tắt của Miniature Circuit Breaker) là aptomat dạng tép, thường có dòng cắt định mức nhỏ hơn 100 A và dòng cắt quá tải, ngắn mạch thấp hơn 10 kA (thường là 4.5 kA/ 6 kA/ 10 kA). MCB Panasonic có ưu điểm nổi bật là khả năng ngắt mạch điện nhanh hơn đến 40 % so với các sản phẩm cùng loại khác trên thị trường hiện nay. Sản phẩm có độ bền cao nhờ được làm từ loại vật liệu cao cấp giúp tăng tuổi thọ của thiết bị.
Aptomat MCB
MCCB ( viết tắt của Moulded Case Circuit Breaker) là aptomat có dạng khối, thường có dòng cắt ngắn mạch lớn hơn 100 A (có thể lên tới 80 kA) . MCCB được sử dụng rộng rãi trong các gia đình hay ở quy mô công nghiệp. Các thiết bị MCCB Panasonic được sản xuất theo dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản và đạt các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn kỹ thuật điện (IEC).
Moulded Case Circuit Breaker
ELCB ( viết tắt của Earth Leakage Circuit Breaker) là loại thiết bị bảo vệ điện có cấu tạo tương tự MCB nhưng được gắn bộ cảm biến dòng rò có độ nhạy và độ cảm biến cao. Do đó mà cầu dao chống rò dòng ELCB có chức năng chính là chống dòng rò (chống giật). Giá thành của ELCB đắt hơn nhiều so với MCB hay MCCB .
Earth Leakage Circuit Breaker
Tương tự như ELCB, các thiết bị RCCB (viết tắt của Residual Current Circuit Breaker) có cấu tạo và kích thước giống với các thiết bị MCB 2P, 4P. Chính vì thế, nếu như xét về khía cạnh mạch điện và chức năng thì RCCB và ELCB hoàn toàn giống nhau vì chúng đều có khả năng bảo vệ chống dòng rò. Điểm khác biệt duy nhất giữa chúng chính là cấu tạo, RCCB có cấu tạo dạng khối như MCCB trong khi ELCB có cấu tạo dạng tép như MCB. Đây là loại aptomat phổ biến và thông dụng trong những năm gần đây. Với chức năng chính là chống dòng rò hay chống giật thì chúng thường được lắp đặt trong các gia đình, ở đầu hoặc cuối các thiết bị sử dụng điện có nguy cơ rò điện cao như tủ lạnh, máy giặt, bình nóng lạnh ,… Tuy nhiên, nhược điểm của loại aptomat chống giật này là chúng không có khả năng bảo vệ quá tải hay ngắn mạch nên thường được gắn nối tiếp sau các thiết bị MCB hoặc MCCB để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho hệ thống điện.
Aptomat RCCB
Thiết bị aptomat này được nghiên cứu nhằm khắc phục nhược điểm của MCCB vầ RCCB. Cầu dao chống rò dòng RCBO ( viết tắt của Residual Current Circuit Breaker with Overcurrent Protection) là thiết bị bảo vệ điện vừa có khả năng bảo vệ ngắn mạch, quá tải vừa có khả năng chống dòng rò. Cũng chính vì thế mà loại aptomat này có giá thành đắt hơn rất nhiều so với 2 loại trên.
Aptomat RCBO chống giật
RCD (viết tắt của Residual Current Device) là một thiết bị hỗ trợ và luôn gắn kèm với các thiết bị MCCB hay MCB và có chức năng bảo vệ chống dòng rò.
Aptomat RCD
Các thiết bị Aptomat MCB và MCCB thường có cấu tạo gồm các bộ phận cơ bản sau: vỏ hộp, các tiếp điểm, hộp dập hồ quang, cơ cấu truyền động cắt CB và móc bảo vệ.
Móc bảo vệ quá dòng điện (hay móc bảo vệ dòng điện cực đại) thường sử dụng móc bảo vệ kiểu điện từ và kiểu rơ le nhiệt. Chúng có chức năng bảo vệ các thiết bị điện không bị quá tải và ngắn mạch. Đặc điểm của loại móc bảo vệ này là đường thời gian – dòng điện của móc bảo vệ phải nằm dưới đường đặc tính của đối tượng cần bảo vệ. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của từng loại
Các móc bảo vệ kiểu điện từ có cấu tạo gồm cuộn dây được quấn ít vòng và có tiết diện lớn giúp chịu dòng tải, cuộn dây này được mắc nối tiếp với mạch chính. Khi cường độ dòng điện vượt quá trị số giới hạn cho phép thì phần ứng bị hút và nóc sẽ dập vào khớp rơi tự do, làm cho các tiếp điểm của CB mở ra theo thứ tự nhất định. Để điều chỉnh được trị số dòng điện tức động , người ta có thể điều chỉnh vít để thay đôi lực kháng lò xo. Các móc bảo vệ kiểu điện từ thường được thêm một cơ cấu giữ thời gian.
Các móc bảo vệ kiểu rơ le nhiệt có cấu tạo đơn giản hơn nhiều. Loại này có cấu tạo tương tự như các rơ le nhiệt có phần tử làm nóng được đấu mắc nối tiếp với mạch chính. Khi có dòng điện vượt quá trị số giới hạn cho phép sẽ khiến tấm kim loại kép nóng lên và dãn nở làm nhả khớp rơi tự do, khi đó các tiếp điểm của CB sẽ mở ra. Tuy nhiên, móc bảo vệ kiểu này có một nhược điểm là quán tính nhiệt lớn nên không thể ngắt nhanh được dòng điện tăng vọt khi xảy ra ngắn mạch. Chính vì thế chúng chỉ có thể bảo vệ được dòng điện quá tải. Các loại thiết bị MCB và MCCB hiện nay thường có cả móc bảo vệ kiểu điện từ và móc kiểu rơ le nhiệt để đảm bảo khả năng bảo vệ dòng quá tải và ngắn mạch.
Móc bảo vệ sụt áp ( hay còn gọi là móc bảo vệ điện áp thấp) cũng thường sử dụng móc kiểu điện từ. Cấu tạo cuộn dây của loại móc này hơi khác so với cuộn dây trong móc bảo vệ quá dòng điện. Cuộn dây này được quấn ít vòng với dây tiết diện nhỏ giúp chịu điện áp nguồn và được đấu mắc song song với mạch điện chính.
Có thể bạn quan tâm:
Bảng giá thiết bị điện LS 2019 mới cập nhật
Bảng giá thiết bị điện Schneider mới nhất
Trong trường hợp CB đang trong trạng thái ON và hệ thống điện ở trong trạng thái hoạt động bình thường, các tiếp điểm trong CB sẽ ở trạng thái đóng nhờ vào sự ăn khớp của móc 2 và móc 3 trong cùng một cụm tiếp điểm động. Khi đó, dòng điện định mức chạy qua CB vẫn trong trị số giới hạn cho phép nên nam châm điện 5 và phần ứng 4 không hút nhau.
Khi xuất hiện quá tải hay ngắn mạch trong mạch điện, lực hút điện từ ở nam châm điện 5 sẽ lớn hơn lực lo xo 6 làm cho nam châm điện 5 hút phần ứng 4 xuống làm bật nhả móc 3 và móc 5 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng làm cho các tiếp điểm của CB được mở ra, dẫn đến mạch điện bị ngắt.
Trong trường hợp CB ở trạng thái ON và mạng điện hoạt động bình thường, nam châm điện 11 và phần ứng 10 sẽ hút nhau khi dòng điện chạy qua CB vẫn trong trị sô giới hạn cho phép.
Nếu sụt áp quá mức sẽ làm nam châm điện 11 nhả phần ứng 10 khiến lò xo 9 kéo móc 8 bật lên, móc 7 được thả tự do, lò xo 1 được thả lỏng dẫn đến mở các tiếp điểm của CB và mạch điện được ngắt.
Nguyên lý hoạt động của hệ thống bảo vệ chống dòng rò là sự cảm ứng với từ trường xuất hiện xung quanh các dây điện L1 - L2 - L3 - N của biến dòng pha – trung tính ZCT. Sự xuất hiện của dòng rò sẽ làm 4 dây điện này tạo ra từ trường khác nhau, dẫn đến điện áp cảm ứng trong ZCT sẽ khác nhau.
Trong trường hợp không có xuất hiện dòng rò qua người hoặc rò điện xuống đất thì K1 luôn ở trạng thái có điện và tải được cấp điện. Khi xảy ra sự cố điện (người sử dụng bị giật điện hoặc các thiết bị điện bị rò điện xuống đất) sẽ làm thay đổi tín hiệu điện ở đầu ra của ZCT. Tín hiệu này làm ELR tác động, dẫn đến K1 mất điện và IC – AL – LAMP có điện. Kết quả là nguồn điện bị ngắt.
Ta có thể điều chỉnh được thời gian tác động (từ khi có sự cố cho đến khi ELR tác động) và giá trị dòng rò (chạy qua người và vỏ thiết bị điện xuống đất) gây ra tác động tự động bảo vệ của hệ thống trên. Giá trị dòng rò nhỏ nhất có thể điều chỉnh được là 0,1 A và thời gian tác động nhanh nhất là 0,1 giây.
Mỗi loại CB đều có các đặc điểm sử dụng và dòng cắt mạch khác nhau phù hợp với từng nhu cầu sử dụng. Do đó, người tiêu dùng nên xác định rõ loại CB mà mình muốn mua nhằm tránh mua nhầm loại CB không phù hợp gây lãng phí tiền bạc. Sau đây là một số đặc điểm chính của các loại CB thông dụng hiện nay:
Phân loại theo nhu cầu sử dụng
Tùy theo đặc điểm nguồn điện áp của nơi lắp đặt thiết bị CB mà người tiêu dùng chọn mua loại CB phù hợp vì có nhiều loại CB có cùng chức năng nhưng được thiết kế phù hợp với nguồn điện áp khác nhau. Giả sử như bạn muốn mua thiết bị CB có khả năng bảo vệ chống dòng rò (RCCB hoặc ELCB). Nếu hệ thống điện là điện 1 pha (mạng điện gia đình) thì bạn nên chọn các cầu dao tự động RLCB, trong khi các thiết bị RCCB sẽ giúp bảo vệ tốt hệ thống điện 3 pha.
Chọn lựa thiết bị CB có dòng cắt phù hợp với điều kiện nơi lắp đặt sẽ giúp khai thác hiệu quả chức năng của thiết bị bảo vệ điện và tiết kiệm chi phí cho người sử dụng. Hãy xem xét ví dụ sau để có thể hiểu rõ hơn nhé.
Giả sử như bạn muốn gắn một thiết bị CB chống giật (như ELCB chẳng hạn) để bảo vệ an toàn cho gia đình bạn, các loại CB có độ nhạy cao và dòng rò thấp sẽ hoạt động tốt vì khi sự cố xảy ra, chỉ cần một dòng rò điện nhỏ thì sẽ bị phát hiện và xử lý ngay lập tức. Thông thường khi, các dòng có độ nhạy cao và dòng rò thấp như 10 mA sẽ hoạt động tốt.
Tuy nhiên, với cùng mục đích là bảo vệ chống dòng rò (chống giật) nhưng nơi mà bạn lắp đặt CB thường chịu tác động xấu của thời tiết như mưa bão, chạm nước ,… thì việc các loại CB có độ nhạy cao và dòng rò thấp sẽ không hề hiệu quả vì chỉ cần một tác động nhỏ thì các RCD có độ nhay cao và dòng rò thấp cỡ 10 mA đã phát động tín hiệu để xử lý trong khi thực chất đó không phải là sự cố. Điều này còn gây phiền toái cho người sử dụng. Do đó, trong trường hợp này bạn nên trang bị loại CB có dòng rò cao hơn như 30 mA trở lên sẽ hợp lý hơn.
Không những nên xem xét vị trí lắp đặt mà bạn còn nên xem xét cả loại thiết bị sử dụng điện cần được bảo vệ. Thông thường thì đối với các loại thiết bị điện như máy nước nóngthì nên sử dụng loại CB nhạy 10 mA, còn đối với các thiết bị điện dân dụng như , tủ lạnh, bếp điện từ, quạt máy ,.. thì những loại CB nhạy 30 mA là phù hợp. Lắp đặt CB cho các máy bơm nước hay các máy điện khác thì nên dùng loại CB có dòng cắt từ 100 mA trở lên. Còn đối với mạng lưới điện lớn hay mạng tổng thì nên chọn các loại CB có dòng cắt cao (từ 300 mA trở lên) là hợp lý.
Một thiết bị CB nào cũng thường có các thông số chính sau:
- Dòng điện định mức (In): đơn vị đo là Ampe (A), có giá trị từ 2, 3, 6, 10, 16, 20, 25 A trở lên.
- Characteristic cuver (tạm dịch là đường cong chọn lọc của CB). Thông số này sẽ giúp bạn chọn vị trí lắp đặt CB trong hệ thống điện.
- Ultimated breaking capacity (Icu): là dòng ngắn mạch tối đa mà CB chịu được khi xảy ra sự cố. Có thể hiểu đơn giản Icu là giá trị dòng điện lớn nhất đi qua tiếp điểm của CB trong vòng 1 giây mà không làm hỏng tiếp điểm này. Giá trị của thông số này càng cao thì CB càng tốt.
- Service breaking capacity (% Icu): được ký hiệu là Ics, là đại lượng dùng để chỉ dòng điện lớn cực đại đi qua tiếp điểm CB 3 lần với thời gian mỗi lần là 1 giấy (hoặc 3 giây tùy định nghĩa của hãng sản xuất) mà không làm hư hỏng CB. Giá trị của Ics có thể bằng 50 %, 75 % hoặc 100 % giá trị của Icu. Giá trị Ics càng cao thì CB càng tốt.
- Số lần đóng ngắt: các MCB thường có số lần đóng ngắt từ 7500 lần đến 10000 lần, còn các MCCB thì thường lớn hơn (hơn 10000 lần).
Thiết bị bảo vệ điện có vai trò vô cùng quan trọng giúp bảo vệ an toàn cho người sử dụng các thiết bị điện. Chính vì thế, người tiêu dùng nên cẩn trọng trong việc chọn mua các thiết bị này. Hãy lựa chọn các thiết bị CB đảm bảo chất lượng và đảm bảo các tiêu chuẩn về an toàn kỹ thuật điện từ những thương hiệu uy tín. Một số thương hiệu nổi tiếng trên thị trường thiết bị đóng cắt hạ thế hiện nay là Schneider, Panasonic, Sino, MPE ,… Sản phẩm của mỗi thương hiệu đều có những điểm mạnh riêng về công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã, giá cả ,... Tùy vào nhu cầu và sở thích của mình mà người tiêu dùng có thể chọn cho mình những sản phẩm phù hợp.
Schneider là thương hiệu nổi tiếng và lâu đời của Pháp trong lĩnh vực sản xuất và cung cấp thiểt bị điện. Là tập đoàn đầu tiên sản xuất và cung cấp các thiết bị điện trên thị trường châu Âu, tính đến nay tập đoàn đã hoạt động được hơn 100 năm và có mạng lưới nhà máy sản xuất và phân phối sản phẩm tại hơn 30 quốc gia trên thế giới. Trên thị trường thiết bị điện Việt Nam, đặc biệt là các thiết bị cầu dao tự động Aptomat, Schneider đã trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu với các sản phẩm chất lượng cao, an toàn và đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn về điện. Tuy nhiên, giá thành của các sản phẩm Schneider khá cao so với các sản phẩm tương tự của hãng khác.
Trên thị trường thiết bị điện Việt Nam, Panasonic đã trở thành một trong những thương hiệu dẫn đầu với sự đa dạng các mặt hàng và mẫu mã. Các thiết bị aptomat Panasonic được phần lớn người tiêu dùng tin tưởng sử dụng nhờ độ nhạy cực cao có khả năng phát hiện và xử lý các sự cố điện nhanh chóng. Ngoài ra, các sản phẩm aptomat của hãng còn được làm từ những chất liệu bền bỉ và cách điện tốt giúp đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Sino là thương hiệu chuyên sản xuất thiết bị bảo vệ điện đến từ Việt Nam. Với những công nghệ tiên tiến không hề thua kém so với những thương hiệu lớn khác, các sản phẩm thiết bị bảo vệ điện của Sino hoàn toàn đáp ứng những yêu cầu về chất lượng và an toàn theo tiêu chuẩn Châu Âu. Người tiêu dùng rất yên tâm và hài lòng về các loại thiết bị đóng cắt hạ thế của hãng Sino như MCCB, RCCB, RCBO, ELCB, RCD ,… do chúng có chất lượng tốt, độ chính xác và an toàn cao, đặc biệt là khả năng làm việc ổn định và bền bỉ trong nhiều điều kiện môi trường. Các thiết bị điện Sino được sản xuất trong nước nên có giá thành khá rẻ và phù hợp với túi tiền khách hàng.
Aptomat Sino
Việc lắp đặt các thiết bị aptomat cần được tiến hành thật cẩn trọng và phải do người có hiểu biết về điện thực hiện nhằm đảm bảo an toàn cho chính ngừoi lắp đặt và hệ thống điện. Một sơ suất nhỏ cũng có thể gây nguy hiểm như là cháy nổ hay giật điện cho người lắp đặt và mọi người xung quanh. Đối với hệ thống điện sử dụng trong công nghiệp hay ở các trạm biến áp, việc lắp đặt các thiết bị đóng cắt hạ thế thường do những thợ điện có chuyên môn đảm nhận nhằm đảm bảo độ an toàn và chính xác của quá trình lắp đặt. Tuy nhiên, nếu chỉ lắp đặt aptomat cho các thiết bị điện thông thường thì bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện được nếu như có một số kiến thức cơ bản về điện. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách lắp đặt các thiết bị aptomat chống giật cho hệ thống điện sử dụng trong gia đình.
Bước 1: Ngắt toàn bộ nguồn điện nhằm đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt
Bước 2: Bắt vít thiết bị aptomat chống giật vào tủ điện, bảng điện và có nắp đậy. Lưu ý lắp aptomat đúng vị trí (đầu line nằm phía trên còn đầu load nằm phía dưới) và đảm bảo vít được bắt thật chặt để cố định aptomat chắc chắn. Nếu aptomat được lắp lỏng lẻo có thể gây hở điện và làm người sử dụng bị giật nếu lỡ chạm vào.
Bước 3: Đấu nối dây điện vào aptomat chống giật. Đấu dây nóng vào cọc L và dây nguội đấu vào cọc N. Các thiết bị aptomat chống giật không có khả năng chống quá tải cho nên các thiết bị này phải được lắp đặt nối tiếp sau các MCB hoặc MCCB nhằm đảm bảo an toàn khi xảy ra quá tải hay quá áp.
Bước 4: Sau khi lắp đặt xong aptomat chống giật bạn nên kiểm tra lại một lần nữa nhằm đảm bảo việc lắp đặt chính xác. Sau đó, hãy bật nguồn điện và kiểm tra xem aptomat có hoạt động tốt không.
Chúng tôi hi vọng những thông tin trên sẽ giúp ích được cho khách hàng. Nếu bạn cần được tư vấn rõ hơn về các loại thiết bị aptomat thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé.
CÔNG TY TNHH THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP NGHĨA ĐẠT
Địa chỉ: 41F/5A Đặng Thuỳ Trâm, Phường 13, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM
Hotline: (028) 668 21 468 - Email: nghiadatco@gmail.com
0913 98 08 48 (Mr.Vũ)
0931 11 55 18 (Ms. Thảo)
0931 77 8871 (Ms. Trang)
0931 77 88 30 (Ms. Dung)
0937 88 41 45 (Ms. Ngân)
HOTLINE: (028) 668 21 468
Mr. Vũ
0913 98 08 48
Ms. Thảo
0931 11 55 18
Ms. Trang
0931 77 88 71
Ms. Dung
0931 77 88 30
Ms. Ngân
0937 88 41 45
Quạt trần 3 cấp độ gió F - 56XPG panasonic
3,420,000 đ
Công tắc đồng hồ panasonic TB5560187N
970,000 đ
Ổ cắm có dây Panasonic WCHG28352 5 ổ cắm
780,000 đ
Công tắc đồng hồ panasonic TB38809NE7
1,030,000 đ
Tổng truy cập: 574,115
Đang online: 3